Mộ Võ Thị Sáu tại Khu B2 Nghĩa trang Hàng Dương
Sinh 1933 (có nguồn ghi là 1935)
tại xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.
Mất 23 tháng 1, 1952 (19 tuổi)[1]
Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nguyên nhân mất Xử bắn
Quốc tịch Việt Nam
Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu[2]. Cô được biết với vai trò là một nữ chiến sĩ anh hùng và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[cần dẫn nguồn]
Tiểu sử
Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu có cha là ông Võ Văn Hợi và mẹ là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, Cô đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương[3].
Mới 14 tuổi, cô đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa cô ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho cô đã phản đối án tuyên này với lý do cô chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, cô bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với cô, họ đã lén lút đem cô đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo cô quỳ xuống, cô đã quát lại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”.[4] Vào 7 giờ sáng[5] ngày 23 tháng 1 năm 1952, Cô bị xử bắn tại Côn Đảo.
Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[cần dẫn nguồn]
Trong văn hóa đại chúng
Tượng của Võ Thị Sáu được đặt tại nhiều nơi như Đất Đỏ, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Công an nhân dân, và tên Võ Thị Sáu cũng được đặt cho nhiều con đường ở các đô thị Việt Nam,[6] và nhiều ngôi trường.
Hình tượng Võ Thị Sáu cũng được đưa vào bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu.
Chú thích
^ Kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu, Trang tin điện tử Viet Stamp
^ Về thăm quê hương Anh hùng Võ Thị Sáu, Báo Lâm Đồng
^ Giống như các anh mình, chị Sáu tham gia hoạt động bí mật ở địa phương., Công An Bà Rịa-Vũng Tàu
^ Vì sao có ngày Phụ nữ Việt Nam?
^ Võ Thị Sáu, Theo Báo An Giang
^ “Võ Thị Sáu - Nữ đội viên công an xung phong sống mãi với quê hương”. An Ninh Thủ Đô. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2013.
Bài viết tiểu sử này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
Thể loại: Sơ khai tiểu sử
Sinh 1935
Mất 1952
Người Bà Rịa-Vũng Tàu
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Nhà cách mạng Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Khi trả lời hoặc đưa ra một câu hỏi xin vui lòng:
1) Hiểu rằng tiếng Việt không phải là ngôn ngữ đầu tiên của tất cả mọi người vì vậy hãy khoan dung lỗi chính tả và ngữ pháp xấu.
2) Nếu một câu hỏi vẫn chưa được câu sau đó, hoặc yêu cầu làm rõ, bỏ qua nó, hoặc chỉnh sửa các câu hỏi và sửa chữa vấn đề. Xúc phạm không được chào đón.
3) Với mỗi bài viết, các bạn không rõ ở điểm nào. Xin hãy nêu ý kiến của mình dưới comments!
Hoặc có thể liên hệ qua Email: phavaphu@gmail.com
----------------------------------------------------------
Chúc các bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống!